Ông Wilbur Ross nói rằng chính phủ đã nhận được 206 yêu cầu cấp phép từ các doanh nghiệp. "Đó là rất nhiều yêu cầu, thật ra là nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ", người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ cho biết.
Huawei không đưa ra bình luận gì trước thông tin này.
Từ tháng 5, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới có trụ sở tại Trung Quốc đã bị chính quyền Mỹ đưa vào "danh sách đen" với lý do bảo đảm an ninh quốc gia. Huawei bị cấm mua linh kiện, phần mềm hoặc dịch vụ do Mỹ sản xuất mà không có giấy phép đặc biệt của cơ quan thẩm quyền. Ngược lại, các doanh nghiệp Mỹ không thể bán linh kiện cho tập đoàn Trung Quốc nếu chưa được phê duyệt.
Lệnh cấm ngay lập tức tác động tiêu cực đến Huawei. Hàng loạt nhà cung cấp tuyên bố ngừng giao dịch nhằm tuân thủ lệnh cấm của chính quyền. Ngay cả giấy phép sử dụng hệ điều hành di động Android cũng bị thu hồi, khiến cho Huawei tức tốc phát triển nền tảng HarmonyOS thay thế.
Dù vậy mảng kinh doanh di động ở thị trường quốc tế của công ty này tụt dốc không phanh. Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi cho biết Huawei có thể giảm doanh thu 30 tỷ USD do tác động của lệnh cấm.
Vào tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cung cấp một số gói hỗ trợ cho các đối tác của Huawei. Lệnh cấm cũng được lùi lại 3 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Wilbur Ross tin rằng hai bên sẽ đạt được thoải thuận trong tháng 11. "Chúng tôi đang có tiến triển tốt, không phải tự nhiên đạt được kết quả này", người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố trên Bloomberg.
" alt=""/>Huawei sẽ sớm được mua linh kiện Mỹ trở lạiDự án này có tên gọi là Sáng kiến Xác thực Nội dung (Content Authenticity Initiative). Các công ty tham gia phát triển dự án này kỳ vọng sẽ tổ chức một hội nghị về hệ thống này trong một vài tháng tới. Dựa trên những gì Adobe đã công bố, công cụ ghi công này thực chất là một đoạn siêu dữ liệu (metadata) có thể gắn vào các tập tin. Adobe không mô tả chi tiết cách thức bảo mật thẻ dữ liệu này, hay làm thế nào mà hãng có thể ngăn chặn những người có ý đồ xấu xoá bỏ nó khỏi file. Giám đốc sản phẩm của Adobe, ông Scott Belsky cho biết một số chi tiết kỹ thuật sẽ được công bố tại hội nghị sắp tới.
Adobe mô tả hệ thống này là một phương pháp để xác minh "tính xác thực" trên môi trường mạng. Giám đốc nghiên cứu và phát triển của The New York Times Company, ông Marc Lavallee, cho biết hệ thống sẽ giúp chống lại tin giả bằng cách giúp người dùng nhận biết "những nguồn tin đáng tin cậy" nên các nền tảng truyền thông số.
Tuy nhiên, ứng dụng dễ nhận thấy nhất của công cụ này là giúp xác minh nguồn của bức ảnh và đảm bảo rằng các tác giả, các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia sẽ luôn được "ghi công" cho những tác phẩm của mình. Có rất nhiều hình ảnh và tranh vẽ được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter mà người xem không thể biết được tác giả thực sự của chúng là ai, và công cụ này sẽ giúp gắn thẻ ghi công lên dữ liệu, cho phép truy ngược lại tác giả thực sự của tác phẩm. Mặc dù vậy, việc này sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức hệ thống CAI hoạt động. Các thẻ sẽ không phát huy được tác dụng nếu chúng có thể dễ dàng bị thay đổi hay xoá bỏ. Tuy nhiên, nếu hệ thống này hoạt động bằng cách kiểm soát chặt chẽ những gì mà người dùng có thể làm với tập tin ảnh, thì nó có thể phát sinh nhiều vấn đề, giống như các hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) hiện nay.
An Huy
" alt=""/>Adobe và Twitter đang phát triển một hệ thống “đóng dấu” bản quyền tác giả vĩnh viễn vào file ảnh